Mụn ở tai có thể mọc ở vành tai, dái tai hoặc lỗ tai, những vị trí thường hạn chế được vệ sinh, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh và kèm theo những biến chứng phiền phức nếu không điều trị kịp thời. Sau đây hãy cùng tấm gương tìm hiểu thêm về mụn ở tai: nguyên nhân, các bệnh liên quan, các biện pháp điều trị và dự phòng.
Nguyên nhân dẫn đến mọc mụn ở tai
Cũng như các nơi khác, phần da ở tai có các tế bào lông và tuyến dầu. Mụn ở tai hình thành có thể do cơ thể thiếu nước làm giảm khả năng thải độc của thận, do các chất bẩn tích tụ lâu ngày ở các lỗ chân lông khi tai ít được vệ sinh, hoặc tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn trong thời gian nhất định. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến mụn ở tai:
- Không vệ sinh tai/ vệ sinh tai không đúng cách
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc xuất hiện mụn bọc ở vành tai. Bởi tai thiếu vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, cũng như dầu nhờn, bụi bẩn thường xuyên tích tụ làm mụn phát triển. Thói quen sờ tay lên tai cũng là tác nhân làm xuất hiện mụn ở vị trí này.
- Bệnh viêm tai
Bệnh viêm tai ngoài có thể xuất hiện do tiếp xúc một thời gian với nguồn nước bẩn từ nơi tắm, đi bơi hoặc dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo. Bệnh khiến ống tai sưng đỏ, xuất hiện nhiều mụn kèm đau nhức.
- Mất cân bằng nội tiết
Khi nội tiết tố của cơ thể thay đổi, thường vào giai đoạn dậy thì, ngày hành kinh hoặc mang thai, hormon bị rối loạn, cơ thể thường dễ nổi mụn. Mụn bọc ở tai có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết.
- Sử dụng phụ kiện không hợp vệ sinh
Xỏ khuyên tai, dùng khuyên tai thiếu vệ sinh dễ khiến tai bị nhiễm trùng. Mụn do nhiễm trùng ở dái tai thường sưng và đau lâu hơn các nơi khác. Ngoài ra, sử dụng chung tai nghe hay dùng tai nghe lâu ngày không vệ sinh cũng là nguyên nhân dễ làm mọc mụn ở dái tai.
- Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể có là:
– Đội mũ (mũ đội đầu, mũ bảo hiểm) trong thời gian dài
– Dị ứng khi tiếp xúc với nước hoa, mỹ phẩm, thuốc nhuộm, dầu gội- xả- dưỡng tóc.
– Các tuyến dầu ở tai tăng tiết
– Căng thẳng quá mức
Mọc mụn nhọt ở vành tai, ống tai liên quan đến bệnh gì?
Mụn ở tai thường xuyên và kéo dài có thể gây nguy hiểm vì làm nhiễm trùng mạch máu. Ngoài ra, mụn ở tai xuất hiện có thể liên quan đến các vấn đề về thận như thiếu nước, quá tải, suy thận. Hoặc có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như u nang bã nhờn, dày sừng, ung thư biểu mô tế bào đáy, sẹo lồi, Acanthoma Fissuratum,…
Xem thêm: Thuốc trị mụn Zoacnel 20mg,10mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Trẻ em mọc mụn trong tai có nguy hiểm không?
Trẻ bị mọc mụn ở tai do thường nghịch ngợm, dễ tiếp xúc với vi khuẩn và ít khi để ý vệ sinh, mụn tai ở trẻ em thường khó phát hiện hơn người lớn dẫn đến lâu khỏi và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, mụn tai ở trẻ em cũng phản ánh nhiều vấn đề về thận cũng như hệ nội tiết, các phụ huynh cần chú ý quan tâm.
Có nên tự nặn mụn mọc ở tai tại nhà không?
Với các loại mụn nói chung và mụn trong tai nói riêng, không nên nặn mụn bởi dễ khiến các nốt mụn mưng mủ, viêm nhiễm, tổn thương da tạo sẹo khó liền. Trong trường hợp mụn to, nghiêm trọng cần nặn, bạn nên thực hiện lấy mụn ở tai tại các cơ sở y tế với điều kiện thiết bị vô trùng, không nên tự nặn mụn tại nhà vì sẽ khó đảm bảo vệ sinh, tạo nguy cơ vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm khuẩn.
Mọc mụn ở tai có cần thăm khám bác sĩ không?
Thông thường, các nốt mụn sẽ tự lành trong vòng khoảng 1 tuần. Vì vậy nên khi có mụn ở sau tai, bạn cũng không nên quá lo lắng mà chỉ cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập. Nếu mụn mọc nhiều hoặc lâu khỏi, mụn gây cảm giác đau nhói, kèm theo sốt hoặc buồn nôn thì bạn có thể cân nhắc tới việc tìm tới bác sĩ để khám và điều trị.
Cách trị các loại mụn nhọt ở tai an toàn và hiệu quả tại nhà
Trong trường hợp bạn cần nhanh chóng xử lý các nốt mụn bọc, mụn trứng cá ở tai bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Cách trị mọc mụn bọc, mụn ruồi, mụn trứng cá ở dái tai, vành tai bằng thuốc Tây
Điều trị mụn nhọt ở tai bằng thuốc tây là biện pháp đơn giản, dễ tìm và hiệu quả nhanh chóng, bạn có thể dùng các dung dịch sát khuẩn, thuốc bôi hoặc uống để loại bỏ mụn. Một số biện pháp có thể kể đến là:
- Sử dụng cồn sát khuẩn lau vùng nốt mụn 2 lần mỗi ngày giúp mụn nhanh khô và hạn chế vi khuẩn lây lan.
- Dùng bông tăm thoa oxy già lên nốt mụn giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình trị mụn.
- Sử dụng các loại kem trị mụn chứa thành phần kháng sinh neosporin và polysporin.
- Dùng các sản phẩm chứa acid salicylic.
- Uống các loại thuốc chống viêm, tiêu sưng như NSAIDS, ibuprofen hoặc naproxen.
Bạn nên tham khảo dược sĩ khi có nhu cầu điều trị mụn ở tai bằng thuốc tây y để nắm rõ về loại thuốc và liều dùng phù hợp.
Xem thêm: [Chia sẻ] Tinh dầu tràm trị mụn hiệu quả đến bất ngờ đâu phải ai cũng biết
Cách trị mụn mọc ở sau vành tai bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tính kháng viêm, sát khuẩn, giảm sưng, làm sạch lỗ chân lông và cân bằng ẩm. Để trị mụn bằng nước muối sinh lý, bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc pha loãng thoa lên các nốt mụn bọc ở tai, chờ khô rồi rửa lại bằng nước sạch, sau đó lau khô.
Thực hiện 3-4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.
Cách trị mụn bọc ở vành tai bằng gel nha đam
Nha đam từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu trị mụn nhờ khả năng chống viêm, tiêu sưng. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy thoa gel nha đam trong nốt mụn ở tai, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Thực hiện 2 lần mỗi ngày để các nốt mụn xẹp đi nhanh chóng.
Cách chữa mụn nhọt ở tai bằng cách chườm nóng
Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng lại có hiệu quả trong việc trị mụn bọc ở vành tai. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn chỉ cần đắp khăn ẩm còn nóng lên những nốt mụn bọc trong vòng 10-15 phút. Duy trì cách làm này 3-4 lần/ ngày để cảm nhận hiệu quả nhé.
Cách trị nổi mụn ở lỗ tai bằng trà đen
Đây được coi là phiên bản nâng cấp của phương pháp chườm nóng vì được bổ sung thêm hoạt chất tanin trong lá trà giúp tăng cường khả năng chống viêm. Ngâm túi trà đen trong nước nóng, sau đó đặt túi trà lên nốt mụn trong 10–15 phút, thực hiện 3-4 lần mỗi ngày.
Cách trị mọc mụn trứng cá ở vành tai bằng sữa
Nhúng bông gòn đã thấm qua sữa tươi không đường thoa lên nốt mụn, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Acid alpha hydroxy trong sữa sẽ loại bỏ các tế bào chết, làm thoáng lỗ chân lông. Duy trì 1-2 lần mỗi ngày để có có làn da khỏe đẹp sạch mụn nhé.
Cách chữa nổi mụn nước ở vành tai bằng các phương pháp dân gian khác
Một số phương pháp dân gian khác như dùng hành tây, giấm táo, húng quế cũng có tác dụng trị mụn tương tự. Phương pháp phổ biến nhất là ép lấy nước chấm lên các nốt mụn đã vệ sinh sạch sẽ, để khô rồi rửa lại bằng nước sạch. Nhớ lau khô để tránh vi khuẩn và bụi bẩn có cơ hội bám lâu trên tai nhé.
Bên cạnh đóm một số chất như chiết xuất cây phỉ, hay đơn giản hơn là rượu trắng cũng được sử dụng để loại bỏ mụn bọc ở tai.
Xem thêm: [Sự thật] Kem trị mụn Innisfree dùng có tốt không? Giá bao nhiêu?
Các biện pháp ngăn ngừa nổi mụn mụn ở tai
Vệ sinh tai đúng cách là ưu tiên hàng đầu trong việc ngăn ngừa nổi mụn ở tai. Hãy giữ đôi tai sạch sẽ bằng cách tuân thủ các quy tắc sau:
- Rửa và làm sạch tai thường xuyên, tránh để tai ẩm ướt do tắm rửa, bơi lội dính nước vào tai. Tránh để các dị vật lọt vào ống tai.
- Hạn chế đội các loại mũ bảo hiểm trùm đầu (fullface) và các loại mũ tương tự trong thời gian dài. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên có khoảng thời gian nghỉ cho tai được thông thoáng. Vệ sinh mũ thường xuyên.
- Bỏ thói quen sờ tay lên tai, nhất là vị trí các nốt mụn.
- Chú ý thận trọng trong thời gian xỏ khuyên, vệ sinh khuyên tai sạch sẽ. Hạn chế dùng chung tai nghe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ngăn ngừa mụn ở tai bằng cách điều chỉnh các yếu tố có thể dẫn đến mụn ở tai như chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi:
- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ cay nóng, chiên xào,…
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi tập thể dục
Video clip lấy mụn ở tai
Một số địa chỉ uy tín trị mụn ở tai hiệu quả tại Hà Nội, TpHCM?
Mụn mọc ở tai thường sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần, do đó nếu mụn ít và mới bạn chưa cần tìm đến các cơ sở trị mụn. Nếu cần bạn có thể tới các nhà thuốc trong địa bàn để được tư vấn sử dụng thêm thuốc và các thực phẩm chức năng.
Khi mụn kéo dài, kèm đau nhức sưng đỏ thậm chí sốt, buồn nôn, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa bệnh.
Với những trường hợp mụn lâu ngày, bạn có thể tới các viện da liễu lớn hoặc các phòng khám da liễu nổi tiếng để khám phát hiện nguyên nhân và có phác đồ điều trị riêng. Dưới đây là một số viện da liễu nổi tiếng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo.
Tại Hà Nội:
- Bệnh viện Da liễu Trung ương (Số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
- Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội (Số 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội)
Tại TP. Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện da liễu TP. HCM (số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP HCM)
- Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (tầng 1, phòng 17-20, CS1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM – 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM)
Mụn bọc, mụn trứng cá nói chung và mụn ở tai nói riêng là nỗi lo của rất nhiều người, bên cạnh việc mất thẩm mỹ thì nó còn phản ánh một số vấn đề sức khỏe. Vì thế nên bạn cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ và để ý đến những bất thường dù là nhỏ nhất nhé.