Da nhạy cảm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Da nhạy cảm không chỉ ngày càng phổ biến, mà nó còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới bản thân người có cơ địa da nhạy cảm (mụn nhọt, dễ mẫn cảm, kích ứng…). Bài viết này Tấm gương sẽ cùng bạn tìm hiểu tất cả về da nhạy cảm, từ nguyên nhân, cơ chế, dấu hiệu đến những cách lựa chọn mỹ phẩm và chăm sóc da nhạy cảm đúng cách.
Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm là làn da dễ xuất hiện các tình trạng mẩn đỏ, kích ứng, dị ứng, ngứa ngáy khi tiếp xúc với bụi bẩn, các yếu tố từ môi trường, sử dụng mỹ phẩm, hoặc gián tiếp qua các thức ăn. Thông thường, da nhạy cảm mẫn cảm với nhiều yếu tố, nên rất khó để xác định chính xác tác nhân gây nên hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy hay gây mụn cho da.
Hình ảnh da nhạy cảm
Nguyên nhân khiến da nhạy cảm
Da nhạy cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Do di truyền các bệnh lý dị ứng hay rối loạn như chàm, vảy nến…
- Da bị tổn thương do tiếp xúc lâu dài với các tác nhân độc hại từ môi trường như nắng, bụi bẩn, nguồn nước chứa nhiều kim loại magie, canxi và có độ kiềm cao…
- Do thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: thiếu ngủ, thức khuya, căng thẳng trong thời gian dài.
- Da quá khô, dễ mất nước, việc chăm sóc da không khoa học làm da tổn thương, ảnh hưởng đến các tế bào biểu bì và đầu mút thần kinh dưới da, khiến da trở nên nhạy cảm.
- Các yếu tố tuổi tác, giới tính làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, cũng sẽ ảnh hưởng đến da.
Tại sao da nhạy cảm lại phản ứng mạnh mẽ như vậy?
Da nhạy cảm phản ứng với các tác nhân mạnh mẽ, gây ra các tình trạng kích ứng, mụn nhọt, mẩn đỏ, ba cơ chế được đặt ra là do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, tổn thương thần kinh và sự ảnh hưởng của mạch máu.
- Với làn da nhạy cảm, lớp sừng bảo vệ da thường bị bào mòn, tổn thương. Do đó, nước liên tục thoát qua da, các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên cũng bị ảnh hưởng, gây tình trạng khô da.
- Sự gia tăng của dây thần kinh cảm giác ở lớp thượng bì, làm da nhạy cảm hơn với các yếu tố tự nhiên.
- Sự thay đổi của mạch máu: hay gặp là giãn mạch nông.
Xem thêm: Kem tẩy da chết Detclear Nhật Bản: Review 4 loại thông dụng hiện nay
Da nhạy cảm có di truyền không?
Da nhạy cảm tự nhiên (sinh ra đã có) có thể di truyền. Da nhạy cảm và một số bệnh ngoài da được chứng minh nguyên nhân có thể do di truyền. Theo các nghiên cứu, một số tình trạng như mụn trứng cá, chàm, vảy nến… có thể di truyền. Tuy nhiên, các tình trạng kích ứng, dị ứng mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da thì không phải di truyền, mà nó phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra da nhạy cảm còn có thể do môi trường sống, thói quen sinh hoạt. Việc chăm sóc da không đúng cách, môi trường ô nhiễm… có thể bào mòn lớp biểu bì bảo vệ da, khiến da trở nên nhạy cảm.
Dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm
Da nhạy cảm dễ bị khô, bong tróc
Làn da khô và nhạy cảm là dấu hiệu của bệnh chàm. Đây là một loại viêm da cơ địa, gây ra bởi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, dẫn đến việc giữ ẩm cho da không hiệu quả. Bệnh gây ra tình trạng da khô, bong tróc kéo dài, khiến da ngày càng tổn thương, khô và mẫn cảm. Nếu cố gắng bóc các vảy da, có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc để lại sẹo cho da.
Da nhạy cảm dễ bị ngứa
Khi sử dụng các loại mỹ phẩm có chất tẩy mạnh, thậm chí nguồn nước chứa nhiều Clo, người có làn da nhạy cảm thường cảm thấy ngứa ngáy, căng tức da. Tình trạng này xảy ra vì vốn dĩ làn da nhạy cảm đã mỏng hơn so với bình thường, nếu sử dụng các chất tẩy, có thể làm mất lớp bảo vệ của da, khiến da mất nước và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bạn sử dụng nước nóng, đặc biệt với thời tiết hanh khô.
Da nhạy cảm rất dễ bị nổi mụn hoặc nổi da gà
Làn da nhạy cảm thường xuyên nổi mụn sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Nguyên nhân do da tăng tiết dầu để giữ ẩm khiến các lỗ chân lông bít tắc, gây mụn. Hoặc các tác nhân kích ứng như bụi bẩn bám vào da, xâm nhập sâu vào lỗ chân lông cũng là nguyên nhân gây ra mụn.
Da nhạy cảm dễ phản ứng với mỹ phẩm
Nếu có làn da nhạy cảm, thì bạn có thể xuất hiện kích ứng với bất kể loại mỹ phẩm nào, từ kem chống nắng, kem nền, phấn phủ, kem che khuyết điểm… Làn da nhạy cảm thường có lớp biểu bì bảo vệ mỏng hơn so với các làn da khác. Do đó, các thành phần trong mỹ phẩm có thể hấp thu vào da quá nhanh, hoặc da hấp thu cả những thành phần có tác dụng làm mềm lớp sừng, gây tình trạng kích ứng. Vì thế, trước khi sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào, bạn nên thử trước tại một vùng da nhỏ, nếu không có hiện tượng nổi mụn, ngứa ngáy thì mới được sử dụng.
Da nhạy cảm phản ứng rất mạnh với tia UV
Da nhạy cảm có lớp biểu bì bảo vệ rất mỏng, do đó khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có kem chống nắng hoặc đồ bảo hộ, da rất dễ bị ửng đỏ, sạm đen, thậm chí là bong tróc. Do đó, trước khi ra ngoài, bạn nên dùng kem chống nắng có độ SPF 30 hoặc cao hơn.
Da thường phản ứng với thời tiết xấu
Người có làn da nhạy cảm thường gặp tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát, nổi mề đay khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi đột ngột, khiến da không thích ứng kịp với điều kiện môi trường, xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thời tiết.
Mạch máu nổi rõ trên bề mặt da nhạy cảm
Một trong những dấu hiệu đặc trưng của da nhạy cảm là có thể nhìn thấy rõ các mao mạch dưới da, nguyên nhân do giãn hoặc phình các mao mạch dưới da. Dấu hiệu này được nhận thấy rõ nhất tại những nơi có làn da mỏng, kém đàn hồi như vùng da đầu mũi, hai bên mũi…
Các mạch máu lộ rõ khi thành mạch yếu, kém đàn hồi, quá trình vận chuyển máu trở nên chậm, các tia máu bị ứ đọng. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng giãn mao mạch dưới da thường là do tia UV, di truyền, mỹ phẩm không phù hợp, rối loạn nội tiết…
Làm sao để biết da mình có bị nhạy cảm không?
Để biết làn da của bạn có phải nhạy cảm hay không, cách tốt nhất là đi khám da liễu.
Để phát hiện tình trạng nhạy cảm của da, các bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm dị ứng, mục đích nhằm xác định dị ứng có phải nguyên nhân gây tình trạng da nhạy cảm hay không. Tuy vậy, không thể chẩn đoán tất cả các trường hợp vì có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này.
Xem thêm: [REVIEW] Kem trị rạn da Stratamark có tốt không? Mua ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Cách điều trị, khắc phục da nhạy cảm như thế nào?
Để điều trị và làm giảm mức độ nhạy cảm của da, bạn nên thực hiện duy trì một số việc sau:
Lên danh sách các chất, sản phẩm dễ gây kích ứng
Người có làn da nhạy cảm có thể xảy ra kích ứng với bất kì loại mỹ phẩm, hóa chất, thức ăn, thậm chí là một số loại vải, quần áo. Do vậy, việc ghi lại tất cả những nguyên nhân gây nên tình trạng mẫn cảm, kích ứng da là việc làm cần thiết. Nhất là đối với mỹ phẩm, bạn nên thử trước sản phẩm tại một vùng da nhỏ, sau 48 giờ, nếu xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy hay các dấu hiệu bất thường khác thì bạn nên ngừng sử dụng và tránh xa sản phẩm ấy.
Các chế độ ăn uống, sinh hoạt
Để có làn da khỏe mạnh, giảm mức độ nhạy cảm, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc này ở phần sau của bài viết.
Nguyên tắc sử dụng mỹ phẩm để skincare cho da nhạy cảm
Kem chống nắng cho da nhạy cảm
Bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng chuyên biệt dành cho da nhạy cảm, với các thành phần, chỉ số chống nắng, dưỡng ẩm… để hạn chế được tác động của tia UV nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho da. Khi lựa chọn kem chống nắng, bạn cần lưu ý:
– Thành phần
Khi lựa chọn kem chống nắng sử dụng cho da nhạy cảm, bạn nên chọn những sản phẩm chứa kẽm oxide hoặc titanium dioxide. Các thành phần này sẽ giúp bạn chống lại tia UV, đồng thời an toàn cho da.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn kem chống nắng chứa:
- Vitamin E: dưỡng ẩm, bảo vệ da, phục hồi các tổn thương da do tia UV gây ra như sạm, nám da…
- Beta caroten: làm chậm quá trình lão hóa của da, bảo vệ da khỏi tác động xấu từ ánh nắng mặt trời.
- Retinyl palmitate: ngăn ngừa quá trình lão hóa, làm giảm tác động của tia UV, giảm cháy nắng khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó, người có làn da nhạy cảm không nên sử dụng sản phẩm chứa một số thành phần:
- Oxybenzone, octinoxate.
- PABA: amyl dimethyl PABA, octyl dimethyl PABA…
- Các salicylat, hương liệu, chất tạo mùi, dầu khoáng, paraben…
– Chỉ số chống nắng SPF
Các chuyên gia khuyến cáo, người có làn da nhạy cảm nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF nằm trong khoảng 20-50. Không nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao, sẽ gây kích ứng cho da.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn sử dụng kem chống nắng, bạn nên thử trước tại một vùng da tay hoặc da mặt, mua kem chống nắng tại các địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả hàng nhái.
Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm
– Thành phần
Các dòng sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm thường được nhận biết bằng dòng chữ “Sensitive Cleansing Foam” (sữa rửa mặt cho da nhạy cảm) hoặc “For Sensitive Skin” (dành cho da nhạy cảm) được nhà sản xuất in trên bao bì.
Lời khuyên dành cho da nhạy cảm là:
- Lựa chọn những loại sữa rửa mặt ít bọt, không có hạt
- Không chứa thành phần BHA: tuy là thành phần có tác dụng hỗ trợ việc trị mụn nhưng da nhạy cảm lại rất dễ kích ứng với BHA. Do đó, sữa rửa mặt hay bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào bạn dùng đều không nên chứa BHA. Nếu muốn trị mụn, bạn nên lựa chọn sản phẩm trị mụn chuyên dùng cho da nhạy cảm.
– Lựa chọn pH sữa rửa mặt phù hợp
Bạn nên lựa chọn các dòng sữa rửa mặt có độ pH dưới 6. Thông thường, làn da có pH dao động trong khoảng pH 5. Do đó, với khoảng pH của sữa rửa mặt dưới 6, sẽ giúp da bạn duy trì được sự cân bằng, an toàn và hạn chế kích ứng da.
Xem thêm: Thuốc bôi Viêm Da Bảo Phương: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm
Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, bạn nên lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần:
- Dầu dừa: là nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong các loại sản phẩm giữ ẩm. Được chiết xuất tự nhiên, an toàn cho da, nhanh hấp thu, thẩm thấu vào da thì đây là lựa chọn hàng đầu cho làn da nhạy cảm.
- Niacinamide: có tác dụng chống viêm, làm trắng và đều màu da, cấp ẩm, kích thích sinh collagen giúp da săn chắc hơn.
- Vitamin E: vừa giúp giữ ẩm cho da, vừa có tác dụng chống oxy hóa, duy trì làn da khỏe mạnh.
- Các thành phần hyaluronic acid, chiết xuất lô hội cũng có thể sử dụng cho da nhạy cảm.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, bạn nên tránh xa các sản phẩm có các thành phần: cồn, hương liệu, oxybenzone, dimethicone…
Serum cho da nhạy cảm
Với làn da nhạy cảm, bạn nên lựa chọn những loại serum có tác dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ hồi phục và làm dịu da. Những thành phần mà serum dành cho da nhạy cảm nên có là: hyaluronic acid, niacinamide, vitamin B5, glycerin…
Nước hoa hồng cho da nhạy cảm
Nước hoa hồng không chỉ giúp cân bằng cho da, mà còn cấp ẩm hiệu quả. Với toner, bạn nên sử dụng những loại toner:
- Không mùi, không chứa silicon, parabens, cồn.
- Có thành phần chiết xuất tự nhiên, dịu nhẹ.
- Ưu tiên sử dụng toner chứa Ceramide, hyaluronic acid.
- Lưu ý: nên thử ra tay trước khi sử dụng trên da mặt.
Dầu tẩy trang cho da nhạy cảm
Tẩy trang được cho là bước quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da. Việc lựa chọn dầu tẩy trang hoặc nước tẩy trang cho da nhạy cảm sẽ quyết định đến hiệu quả chăm sóc da của bạn.
Với làn da nhạy cảm, rất nhiều người khuyên dùng dầu tẩy trang để có một làn da khỏe mạnh hơn. Tuy nhược điểm là thời gian tẩy trang lâu hơn, các bước phức tạp hơn so với sử dụng nước tẩy trang, nhưng khi sử dụng tẩy trang dạng dầu, làn da của bạn vẫn luôn duy trì được độ ẩm cần thiết. Hơn nữa, thành phần của dầu tẩy trang đa phần là các loại dầu thực vật, an toàn với làn da của bạn.
Cushion cho da nhạy cảm
Với nhiều chị em, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm thì phấn nước (cushion) là một cứu cánh trong mỗi sự kiện quan trọng. Nó giúp che đi những khuyết điểm không mong muốn, mang lại vẻ ngoài tự tin hơn.
Để đảm bảo an toàn cho da mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ, cushion cần đảm bảo:
- Cushion có khả năng chống nắng: làn da nhạy cảm nên hạn chế việc sử dụng quá nhiều lớp trang điểm hay dưỡng da. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại cushion tích hợp kem chống nắng, với độ SPF 30-50.
- Thể chất cushion nên mỏng, ướt, thấm nhanh, không gây nhờn rít.
- Các thành phần an toàn cho da, ưu tiên những loại cushion chiết xuất tự nhiên.
Xịt khoáng cho da nhạy cảm
Không những giữ cho lớp trang điểm của chị em được lâu hơn, mà xịt khoáng còn giúp giữ ẩm, cung cấp các khoáng chất cho làn da của bạn. Khi lựa chọn xịt khoáng, bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn xịt khoáng không dầu: giúp lỗ chân lông được thông thoáng, hạn chế gây mụn.
- Hạn chế các xịt khoáng chứa vitamin C vì có thể bắt nắng mạnh. Ưu tiên sử dụng các loại xịt khoáng chứa các thành phần như axit amin, retinol hay hoạt chất chống oxy hóa.
Chăm sóc cho da nhạy cảm như thế nào?
- Tẩy trang: dù da bạn thuộc loại da nào thì tẩy trang vẫn là một bước chăm sóc da không thể bỏ qua. Tẩy trang vừa làm sạch da, vừa tạo điều kiện cho da hấp thu dưỡng chất từ các bước chăm sóc khác. Với làn da nhạy cảm, bạn nên sử dụng tẩy trang dạng nước, không chứa cồn.
- Rửa mặt: nên rửa mặt ngày hai lần sáng và tối. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, có các thành phần cấp ẩm, giữ ẩm để giúp da không bị khô sau khi rửa mặt.
- Cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da: làn da nhạy cảm thường khô, do đó, việc cấp ẩm và dưỡng ẩm cho da sẽ giúp da thêm khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nguồn gốc thiên nhiên, không chứa các hương liệu, hạn chế chất bảo quản. Bên cạnh đó, việc xịt khoáng mỗi ngày sẽ giúp cấp ẩm, bổ sung khoáng chất cho da, giúp da duy trì độ ẩm.
- Sử dụng kem chống nắng: làn da nhạy cảm rất dễ mẩn đỏ, đen sạm khi tiếp xúc với ánh nắng mà không có kem chống nắng hoặc đồ bảo vệ. Bạn nên sử dụng loại kem chống nắng có độ SPF 30 hoặc cao hơn, không chứa hương liệu.
Chế độ dinh dưỡng cho người có da nhạy cảm
Để có một làn da khỏe mạnh, bên cạnh việc dưỡng da và chăm sóc da từ bên ngoài, bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Với người có làn da nhạy cảm, bạn cần:
- Uống đủ nước: không chỉ với làn da nhạy cảm, mà bất kỳ ai cũng nên uống đủ lượng nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày. Duy trì thói quen này không chỉ giúp cơ thể đào thải độc tố kịp thời, mà còn mang lại cho bạn một làn da khỏe mạnh, đầy sức sống.
- Hạn chế các đồ ăn, gia vị cay nóng: như đồ chiên rán, dầu mỡ, các gia vị như ớt, quế, hồi, tiêu…
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3: các loại hạt, cá hồi, hoa quả, rau xanh… Omega-3 có trong những thực phẩm này sẽ giúp làn da chống lại quá trình oxy hóa, chống viêm.
- Bổ sung vitamin C: vitamin C giúp bạn duy trì một làn da khỏe mạnh từ bên trong, đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết thương ở da.