Từ lâu, hói đầu đã là nỗi ám ảnh với không chỉ chị em phụ nữ mà cả cánh mày râu. Cuộc sống hiện đại khiến cho các tác nhân gây hói đầu ngày càng nhiều. Hãy cùng Tấm gương tìm hiểu về hói đầu để hạn chế nguy cơ gặp phải nó nhé.
Bệnh hói đầu là gì?
“Cái răng cái tóc là góc con người” – từ xưa răng và tóc đã luôn là mọi người chú ý đầu tiên khi tiếp xúc, giao tiếp với nhau. Chăm sóc răng tóc cẩn thận không chỉ giúp bản thân đẹp hơn, mà việc đó còn thể hiện cả tính cách của bạn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người đang phải đối mặt với một vấn đề rất nan giải, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và cuộc sống của họ – chính là “hói đầu”.
Hói đầu là hiện tượng tóc rụng quá nhiều, liên tục hậu quả là làm xuất hiện những khoảng da trống, không có tóc trên đầu. Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người vì tuy không mang nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe nhưng lại khiến mặt thẩm mỹ đi xuống ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người hói đầu. Vì vậy, những người hói đầu rất quan tâm đến nguyên nhân và cách để điều trị bệnh này.
Phân loại các kiểu hói đầu
Việc rụng tóc tập trung ở một số mảng da đầu tạo thành các hình thù khác nhau là yếu tố để phân loại hói đầu thành nhiều kiểu khác nhau:
- Kiểu chữ M: tóc rụng tập trung ở 2 bên trên đỉnh trán, phần giữa còn lại cùng với 2 mảng da đầu trống 2 bên tạo thành hình chữ M
- Kiểu chữ U: tóc rụng bắt đầu từ vùng trán vào trong đỉnh đầu khiến mảng đầu từ trán vào trong trống trơn, tạo thành một hình chữ U hay giống móng ngựa
- Kiểu chữ O: tóc chỉ rụng ở vùng đỉnh đầu tạo thành hình chữ O trên đỉnh.
Xem ngay: [Chia sẻ] Tác dụng của hành tây trị rụng tóc có tốt như lời đồn?
Nguyên nhân gây nên bệnh hói đầu
Phần lớn nguyên nhân gây hói đầu là do yếu tố di truyền, những người có bố mẹ hói đầu sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn người có bố mẹ không hói đầu. Tuy nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác như stress, nội tiết tố, hay việc sử dụng các hóa chất như nhuộm tẩy tóc và tác dụng phụ của xạ trị,…
- Stress: khi căng thẳng quá độ và chịu áp lực quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và sản sinh ra các hormon làm rối loạn quá trình vận chuyển máu khiến cho cơ thể bị thiếu máu và không đủ dinh dưỡng cung cấp cho quá trình tăng trưởng của tóc làm tóc phát triển chậm và nhanh rụng.
- Nội tiết tố: rụng tóc do nội tiết tố mang tính tạm thời có khi là vĩnh viễn do những thay đổi trong cơ thể như mang thai, sinh đẻ dẫn đến rụng tóc tạm thời. Kiểu hói đầu do hormon sinh dục gây ra lại là hói đầu mang tính vĩnh viễn.
- Bệnh lý tuyến giáp: các bệnh lý về tuyến giáp làm rối loạn khả năng sản sinh hormon của cơ thể dẫn đến rụng tóc.
- Sử dụng nhiều thuốc nhuộm, tẩy tóc: các hóa chất nhuộm, tẩy tóc cùng với áp lực nhiệt độ từ máy ép, máy sấy,… gây đau rát da đầu và làm cho tóc mỏng yếu dễ gãy rụng.
- Do tác dụng phụ của thuốc: trong quá trình điều trị ung thư bằng thuốc, hóa chất và xạ trị ngăn cản sự phân chia của tế bào điều này cũng làm cho quá trình phát triển của tóc bị rối loạn gây ra rụng tóc.
- Ngoài ra, việc chăm sóc tóc không tốt cũng dẫn đến việc rụng tóc như sử dụng dầu gội, dầu xả không phù hợp, hay buộc tóc quá chặt khiến tóc chịu áp lực trong thời gian dài,…
Biểu hiện triệu chứng của bệnh hói đầu
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc mà bệnh hói đầu có các biểu hiện triệu chứng khác nhau: nhanh hay chậm, vĩnh viễn hay tạm thời. Vào khoảng thời gian đầu mắc hói đầu vẫn sẽ có tóc tơ mọc lên tại vùng bị rụng tuy nhiên sau một khoảng thời gian tóc sẽ dần không mọc nữa để lộ mảng da đầu trống trơn.
- Tóc rụng bắt đầu từ đỉnh đầu: đây là loại biểu hiện phổ biến nhất ở cả nam và nữ thường gặp ở những người trung niên, đã có tuổi. Ở nam gặp nhiều nhất là hói đầu kiểu chữ M.
- Tóc rụng theo từng mảng: một số người gặp phải tình trạng tóc rụng theo từng mảng nhỏ tròn kích thước khoảng một đồng xu ở trên đầu. Trước khi rụng tóc người bị hói đầu đôi khi sẽ thấy ngứa rát mảng da đầu bị rụng tóc.
- Tóc rụng một cách đột ngột: khi đối diện với một cú sốc lớn hay phải trải qua giai đoạn stress trong một thời gian dài làm cho tóc rụng nhiều khi chải đầu, buộc tóc hay thậm chí là chỉ cần vuốt tóc nhẹ cũng có thể được rất nhiều tóc rụng. Việc rụng tóc này không gây hói đầu thành những mảng da đầu trống mà chỉ làm tóc mỏng đi và có thể được cải thiện khi vượt qua được khoảng thời gian khó khăn.
- Hiện tượng rụng lông toàn thân: khi điều trị ung thư dưới tác dụng của hóa chất và xạ trị làm ảnh hưởng đến cơ thể gây ra tác dụng phụ làm rụng lông cả cơ thể nhiều và khá nhanh. Nhưng tóc có thể sẽ mọc lại khi điều trị kết thúc.
Những đối tượng có nguy cơ bị hói đầu?
Hói đầu có thể gặp ở cả nam và nữ, chiếm phần lớn là nam. Vì nguyên nhân hói đầu có cả yếu tố di truyền nên những người có bố mẹ hói đầu sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người có bố mẹ không hói đầu.
Tại nam giới có chứa nhiều hormone DHT là một hormon androgen, DHT rất có lợi cho quá trình phát triển của lông nhưng lại mang lại bất lợi cho sự phát triển của tóc. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một số người mang mẫn cảm di truyền với nồng độ DHT cùng với các yếu tố nội tiết nên họ thường dễ rụng tóc hơn những người khác.
Chẩn đoán và điều trị hói đầu
Chẩn đoán
Chẩn đoán hói đầu thường được dựa trên nhiều tiêu chí tùy vào bệnh sử và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: giúp phát hiện ra các bệnh lý gây rụng tóc
- Thử nghiệm kéo: bác sĩ kéo nhẹ tóc để kiểm tra độ đàn hồi và chắc khỏe của tóc.
- Sinh thiết: kiểm tra vùng da đầu phần chân tóc để xem liệu rụng tóc có phải do nhiễm khuẩn nhiễm nấm hay không
- Sử dụng kính hiển vi quang học: bác sĩ sử dụng kính hiển vi để quan sát phần gốc tóc để kiểm tra liệu tóc gặp bất thường gì.
Điều trị
Các trường hợp rụng tóc vĩnh viễn để có thể cải thiện và điều trị hiện nay đã có nhiều biện pháp y khoa mang lại hiệu quả:
- Minoxidil – là một loại thuốc không kê toa có tác dụng cao trong việc làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Thuốc có tác dụng phụ như gây kích ứng và lông mọc nhiều
- Finasteride – là loại thuốc kê toa dùng cho hói đầu ở nam giới, giúp ngăn cản rụng tóc và có thể tăng mọc tóc mới. Tuy nhiên thuốc có mang nhiều tác dụng phụ như trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, với phần trăm rất nhỏ có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt không nên dùng cho mẹ mang thai
- Phương pháp cấy tóc: đây là một phương pháp mang lại hiệu quả nhanh và cao, những mẩu da đầu mang những sợi tóc được lấy từ vùng sau hoặc 2 bên đầu cấy vào những vùng bị hói. Tuy nhiên, phương pháp này không làm chấm dứt tình trạng hói đầu vì vậy để duy trì cần đi cấy tóc thường xuyên.
Ngoài ra, còn các phương pháp cải thiện bên ngoài khác như sử dụng tóc giả – đây cũng là một biện pháp đơn giản, không gây đau như cấy tóc, phù hợp hơn với những người hói đầu do các biện pháp hóa trị, xạ trị hói đầu mang tính tạm thời, sau thời gian có thể hồi phục trở lại.
Hói đầu có phải dấu hiệu của bệnh lý gì không?
Từ các nguyên nhân hói đầu thì khi thấy tóc rụng nhiều bất ngờ, bạn có thể gặp phải một số bệnh lý sau:
- Stress kéo dài, trầm cảm: Những bệnh nhân mắc chứng căng thẳng, rối loạn cảm xúc, trầm cảm thường dẫn tới tình trạng rụng tóc (Telogen effluvium). Nếu bạn thường xuyên thấy căng thẳng, hồi hộp, lo lắng kéo dài kèm theo rụng tóc thì có thể bạn đang quá tải về tâm lý, hãy tìm cách thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý nhé.
- Thiếu máu: Máu là nguồn dưỡng chất chính nuôi dưỡng tóc,nếu tóc của bạn yếu, dễ gãy rụng thì có thể bạn đã gặp vấn đề về máu, thường là các rối loạn lưu thông máu, máu xấu và thiếu máu.
- Bệnh lý tuyến giáp: cường giáp, suy giáp,…
- Viêm nhiễm, nấm da đầu: gây rụng từng mảng tóc.
- Buồng trứng đa nang: Bệnh lý này dẫn tới tình trạng tăng tiết hormon androgen dẫn tới tình trạng rụng tóc.
Hói đầu có di truyền không?
Bệnh hói đầu có nhiều nguyên nhân khác nhau và di truyền cũng là một trong số các nguyên nhân đó. Tóc vừa ngăn cản những tác nhân bên ngoài vừa làm tăng tính thẩm mỹ, quá trình phát triển của tóc phát triển qua 3 giai đoạn từ tăng trưởng ( tóc mọc nhanh và dài ra) đến thoái triển (tóc bị đẩy ra và rụng).
Quá trình này bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố từ dinh dưỡng, sự chăm sóc và cả yếu tố hormone. Hormone Androgen tham gia điều hòa sự phát triển của các nang tóc, khi hormon androgen tăng cao sẽ giúp cho tóc phát triển mạnh và chắc khỏe.
Việc thiếu hormon androgen sẽ làm quá trình tăng trưởng của tóc bị ngắn lại và quá trình thoái triển dài ra hậu quả là tóc rụng nhanh và nhiều làm xuất hiện những mảng da đầu trống trơn.
Xem ngay: [Review] Top 7+ Cách trị rụng tóc bằng nha đam có thể áp dụng tại nhà
Cách ngăn ngừa hói đầu hiệu quả
Để bảo vệ mái tóc luôn chắc khỏe, tránh xa tình trạng rụng tóc, hói đầu, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Chú ý đến việc dưỡng tóc, gội đầu với tần suất phù hợp: Sử dụng những loại dầu gội đầu phù hợp với mái tóc của bạn, gội đầu sạch với tần suất phù hợp (không ít quá làm vi khuẩn tích tụ, cũng không nhiều quá làm khô và xơ tóc), khoảng 1-2 lần/ tuần.
- Chải đầu đúng cách: Chải từ chân tóc, ngược hướng tóc để tóc thêm chắc khỏe, đồng thời kích thích tuần hoàn máu nuôi tóc.
- Hạn chế nhuộm, uốn, duỗi tóc: Tác động hóa học lên tóc khiến tóc hư tổn, dễ gãy, xơ xác, dẫn tới rụng nhiều.
- Chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đủ nước và dưỡng chất nuôi tóc.
- Giữ tinh thần thoải mái, có lối sống lành mạnh, tránh stress.
Cách điều trị hói đầu và rụng tóc an toàn hiệu quả tại nhà
Sử dụng thuốc trị hói đầu
Các loại thuốc trị hói đầu được sản xuất bởi những hãng dược phẩm uy tín là sự lựa chọn phù hợp và đơn giản nhất bởi hiệu quả nhanh, sử dụng đơn giản, được nghiên cứu và kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo an toàn, chất lượng.
Một số loại thuốc mọc tóc- trị hói đầu phổ biến trên thị trường hiện nay là:
- Viên uống chống rụng tóc Maxhair: giúp giảm tối đa lượng tóc rụng, ngăn chặn và làm chậm quá trình rụng tóc, từ đó góp phần điều trị hói đầu. Sản phẩm phù hợp với các đối tượng có nguy cơ hoặc đang trong giai đoạn đầu.
- Serum Herba Hairful: Sản phẩm được sản xuất với tác dụng chống rụng tóc cho phụ nữ sau sinh, cung cấp nhiều dưỡng chất, sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp lên vị trí cần tác dụng. Serum có giá thành khá cao.
- Thuốc mọc tóc Kaminomoto: Sản phẩm từ thương hiệu lâu đời Nhật Bản Kaminomoto, có nhiều loại riêng biệt, được nghiên cứu theo thể trạng người châu Á. Sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên da đầu.
- Rogaine Minoxidil 5%: Xuất xứ từ Mỹ theo tiêu chuẩn FDA, hỗ trợ mọc tóc và cung cấp dưỡng chất cho tóc. Sử dụng bằng cách tạo bọt và bôi trực tiếp lên vùng cần tác dụng.
Bên cạnh tác dụng nhanh, các loại thuốc thường chứa một số tác dụng phụ như kích thích mọc lông, gây kích ứng,… Người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phảm phù hợp với bản thân.
Sử dụng dầu gội đầu trị hói đầu
Các dầu gội đầu trị hói đầu thường chứa các dưỡng chất như Biotin, Vitamin B7, B1, Collagen giúp tóc chắc khỏe từ bên trong, kích thích mọc tóc và cải thiện tình trạng rụng tóc, cho bạn mái tóc mượt mà bóng bẩy đầy sức sống. Một số loại dầu gội đầu trị hói đầu được ưa chuộng là:
- Biotin Collagen: Dầu gội xuất xứ từ Mỹ này đã quá quen thuộc với các chị em có mối quan tâm về tóc. Sản phẩm có mùi nhẹ, gồm dầu gội và dầu xả kết hợp đem đến hiệu quả tốt nhất, phù hợp với nhiều loại tóc, không chứa các thành phần chất tạo màu hay kích ứng.
- Kaminomoto: Dầu gội của Nhật giúp trị gàu, viêm da, kích thích lưu thông máu. Phù hợp với tóc mỏng, yếu.
- Organic Care: Dầu gội Úc có bảng thành phần 100% thiên nhiên, an toàn và lành tính nhưng công dụng không hề kém cạnh các sản phẩm khác. Phù hợp với mọi loại tóc.
- Dầu gội Orzen: Xuất xứ từ Hàn Quốc, có thành phần thiên nhiên như chiết xuất cây Hinokitol và hoa oải hương cùng cỏ xam, tinh dầu bạc hà,… Hiệu quả tùy tình trạng.
Trị hói đầu bằng vỏ bưởi
Y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận tác dụng của vỏ bưởi trong việc cải thiện các vấn đề về tóc, nhất là tóc khô, dễ gãy rụng. Tinh dầu trong vỏ bưởi chứa các vitamin A, C, các pectin và men (peroxydase, amylase,..) giúp diệt khuẩn, kích thích mọc tóc và làm nang tóc bóng khỏe.
Một số cách trị hói đầu bằng vỏ bưởi được biết đến rộng rãi như nấu vỏ bưởi nguyên chất, sử dụng vỏ bưởi và bồ kết, vỏ bưởi và hương nhu, vỏ bưởi và sả. Dưới đây là hướng dẫn gội đầu bằng vỏ bưởi nguyên chất:
- Lấy vỏ quả bưởi, bỏ cùi, rửa sạch (có thể phơi khô), thái miếng.
- Đun vỏ bưởi với nước (vỏ 1 quả bưởi với khoảng 1l nước, có thể đun đặc hơn sau đó pha loãng).
- Gội sạch đầu, sau đó dùng nước đã đun còn ấm gội lại. Hoặc bạn cũng có thể đun nhiều hơn để gội đầu và làm sạch tóc.
- Massage nhẹ nhàng, lau tóc bằng khăn mềm rồi để khô tự nhiên.
Sử dụng dầu dừa trị hói đầu
Dầu dừa chứa các acid béo, acid lauric, acid capric và các vitamin giúp kháng vi khuẩn, vi nấm, bảo vệ chân tóc, tránh các bệnh da đầu, kích thích mọc tóc đồng thời giúp tóc bóng khỏe mượt mà.
Để sử dụng dầu dừa trị hói đầu đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể làm theo quy trinh sau:
- Gội đầu sạch.
- Thoa dầu dừa lên da đầu, có thể cho vào lòng bàn tay rồi massage nhẹ nhàng khắp da đầu, rồi theo chân tóc tới ngọn.
- Ủ tóc 15-20 phút.
- Gội sạch tóc. Chú ý nên sử dụng dầu gội đầu để làm sạch lượng dầu dừa trên tóc, tránh để dầu dừa gây bít tắc lỗ chân lông gây phản tác dụng.
Dùng tinh dầu bưởi trị hói đầu
Tinh dầu bưởi chứa thành phần dưỡng chất chăm sóc và ngăn ngừa rụng tóc. Phương pháp dùng tinh dầu bưởi trị hói đầu phổ biến nhất là ủ tóc. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện dưới đây:
- Ủ tóc bằng tinh dầu bưởi trong khoảng 20-30 phút.
- Massage nhẹ nhàng rồi làm sạch với nước.
Để nhanh chóng thấy được tác dụng ngăn rụng tóc và bảo vệ mái tóc chắc khỏe, bạn nên ủ tóc bằng tinh dầu bưởi khoảng 2-3 lần/ tuần.
Trị hói đầu bằng tỏi
Từ xa xưa, tỏi đã được sử dụng để kích thích mọc tóc. Nghiên cứu cho thấy tỏi chứa nhiều vitamin B1, B2, E, các acid và khoáng chất có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ tóc chắc khỏe, hạn chế gãy rụng và kích thích mọc tóc. Phương pháp trị hói đầu bằng tỏi thường dễ thực hiện và có tác dụng nhanh, chỉ sau 1 tuần bạn đã có thể thấy hiệu quả.
Có nhiều bài thuốc truyền tay về cách trị hói đầu bằng tỏi, sau đây là gợi ý 1 cách sử dụng khá đơn giản, vừa giúp mọc tóc, vừa nuôi dưỡng tóc chắc khỏe để bạn đọc tham khảo:
- Nghiền nhỏ 2-3 ránh tỏi vắt lấy nước hoặc ép nước, thêm 1 thìa cafe mật ong, trộn đều.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị, massage khoảng 3-5 phút.
- Chờ 30 phút rồi gội đầu với nước sạch.
Chế độ ăn cho người bị hói đầu
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa tình trạng rụng tóc, hói đầu.
Các thực phẩm nên bổ sung là:
- Thực phẩm chứa nhiều Fe, Zn như các loại hải sản, gan động vật, thịt bò,..
- Thực phẩm giàu omega-3-6-9: cá hồi, hạt chia,…
- Các loại thức ăn giàu protein: thịt, cá, trứng, sữa,…
- Rau củ quả.
Đồng thời, cần hạn chế đồ ngọt, đồ cay nóng, dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Trên đây là một số thông tin về cách trị hói đầu hiệu quả, hy vọng từ những thông tin trên sẽ giúp bạn có một mái tóc khỏe đẹp, tránh xa căn bệnh gây mất thẩm mỹ và tự tin này.
Xem ngay: [Đánh giá] Top 10+ loại dầu gội mọc tóc an toàn và hiệu quả nhất hiện nay