kem duong am

Viêm da liên cầu có nguy hiểm không? Triệu chứng, cách phòng và điều trị

Viêm da liên cầu khuẩn
3/5 - (2 bình chọn)

Trẻ em và trẻ sơ sinh là lứa tuổi dễ bị nhiễm nhiều căn bệnh nhất do sức đề kháng còn non nớt. Viêm da liên cầu là một căn bệnh vô cùng phổ biến ở lứa tuổi này với các triệu chứng khác nhau như chốc lở, chốc mép,… mặc dù các triệu chứng này có thể không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng đến thể trạng khiến cho trẻ dễ bị mất ngủ, hay quấy khóc về đêm và khó chịu.

Chính vì vậy mà các bà mẹ cần phải có những kiến thức đầy đủ về căn bệnh này để đề phòng cũng như phát hiện và có hướng điều trị kịp thời. Cùng Tấm gương tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm da liên cầu là bệnh gì?

Viêm da liên cầu là một loại bệnh do vi khuẩn liên cầu và tụ cầu vàng gây ra. Loại bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, ngoài ra một số ít cũng xuất hiện ở người trưởng thành. Viêm da do liên cầu bao gồm nhiều thể khác nhau như chốc lở, hăm kẽ, chốc mép,…  với mỗi thể sẽ có những biện pháp, phương pháp điều trị và giải quyết hội chứng riêng.

Về cơ chế hình thành bệnh, liên cầu và tụ cầu là hai loại vi khuẩn đã có một lượng tồn tại sẵn trên da của trẻ. Chúng thường cư trú nhiều ở những vùng da có nhiều lông, nơi mà có nhiều bã nhờn và bụi bẩn, mồ hôi tập trung.

Khi da tiếp xúc với các nguồn nước bẩn và môi trường ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn này sinh sôi phát triển, sản xuất ra một số lượng nhanh chóng dẫn đến gây tổn thương da, hình thành nên bệnh viêm da liên cầu. Đồng thời các liên cầu và tụ cầu từ môi trường nước bẩn cũng sẽ tấn công và kết hợp với các vi khuẩn có sẵn trên da để hình thành nên bệnh.

Viêm da liên cầu là gì?
Viêm da liên cầu là gì?

Theo các bác sĩ và chuyên gia, viêm da do liên cầu vốn không phải là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ, tạo điều kiện cho các yếu tố gây độc và các bệnh lý khác xuất hiện và phát triển. Đặc biệt, vi khuẩn sản sinh và gây hại khiến cho trẻ đau đớn khó chịu, mất ngủ về đêm và rất hay quấy khóc.

Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn gây ra nhiều biến chứng khó thể lường trước được. Chính vì vậy mà các ông bố bà mẹ cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ triệu chứng của bệnh ở trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da liên cầu

Liên cầu và tụ cầu là hai loại vi khuẩn phổ biến không bám dính, ký sinh trên da gây ra các bệnh viêm da. Trong điều kiện thường chúng không gây bệnh, tuy nhiên khi có sự suy giảm miễn dịch, giảm đề kháng khiến cho tuyến phòng thủ trên da bị suy yếu, mồ hôi và bã nhờn xuất hiện nhiều hơn hay có vết trầy xước, vết thương hở trên da mà trong khi đó bạn không giữ vệ sinh vết thương tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn này phát triển mạnh và gây ra nhiều triệu chứng của bệnh viêm da liên cầu.

Viêm da do liên cầu có thể xuất hiện do các yếu tố nguy cơ sau:

  • Cơ thể bị suy giảm miễn dịch, suy giảm đề kháng do ốm, cung cấp không đủ dinh dưỡng và năng lượng hoặc gặp phải các bệnh về da liễu.
  • Da bị trầy xước tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sống bám xâm nhập vào bên trong da gây viêm dị ứng, đặc biệt là khi bạn không vệ sinh tốt các vết thương này.
  • Các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tăng sinh và sản xuất nhiều mồ hôi, đồng thời bụi bẩn bám dính tại lỗ chân lông nhiều hơn, da luôn ẩm ướt hoặc không biết cách vệ sinh da đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để liên cầu và tụ cầu phát triển gây bệnh.
  • Môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam cũng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn này phát triển trên da mạnh hơn.
  • Nếu không biết cách vệ sinh da và giữ vệ sinh đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn này sinh sôi vượt quá mất kiểm soát lây bệnh.
Nguyên nhan gây viêm da liên cầu
Nguyên nhan gây viêm da liên cầu

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết viêm da liên cầu

Như đã đề cập ở trên, viêm da liên cầu có nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể có các triệu chứng điển hình riêng, đặc điểm riêng. Dưới đây là triệu chứng của từng thể điển hình:

Thể chốc loét

  • Có rất nhiều mụn nước và mụn mủ nổi trên da
  • Sau một thời gian nếu không được điều trị, mụn sẽ vỡ bung ra, gây ra các vết loét, đồng thời xung quanh các vết loét này xuất hiện màu tím viêm nhiễm sinh mủ
  • Các vết loét do mụn vỡ tạo thành thường diễn ra trong thời gian dài, khó khô và cần thời gian rất lâu để có thể tạo thành sẹo
  • Ở trẻ em căn bệnh này thường xuất hiện ở vùng cổ và cẳng chân…

Xem thêm: 10 cách trị mụn bằng dầu dừa đơn giản và hiệu quả | Những lưu ý khi dùng

Dạng chốc lây

Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiếm gặp hơn ở người lớn. Ở thể bệnh này vi khuẩn dễ dàng lây lan phát triển sang các vùng da lân cận, từ người này tiếp xúc qua người khác hoặc thông qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đồ vệ sinh như chăn màn quần áo nên rất dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời, đặc biệt là các khu vực đông dân cư như các khu tập thể, nhà trẻ, trường học. Căn bệnh này xuất hiện thường do sự kết hợp của cả tụ cầu vàng và liên cầu

Căn bệnh này với các triệu chứng điển hình như sau:

  • Có các vảy màu vàng, khuôn đóng vảy và có dịch mủ màu vàng chảy nước ra ngoài
  • Nếu căn bệnh này có ở vùng đầu đặc biệt là trán đỉnh đầu có thể gây ra tình trạng bết tóc do có nhiều dịch vàng mủ tiết ra
  • Ngoài ra còn có các vết trợt đỏ trên da
  • Đồng thời bệnh nhân có dấu hiệu nổi các hạch sưng đau trên vùng da bị tổn thương.
  • Thể chốc lây thường gặp ở các vùng da vùng cổ tay, cổ chân, đầu, mặt, trán của trẻ

Thể hăm kẽ

Căn bệnh này phổ biến ở hơn ở trẻ nhỏ bị thừa cân béo phì hoặc trẻ có loại da dầu nhờn, vã nhiều mồ hôi. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa hè do tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động nhiều hơn.

Triệu chứng điển hình của thể bệnh này là

  • Có các vết nứt tại hai bên cánh mép đồng thời vùng da bị tổn thương thường bị đóng vảy và có nhiều dịch tiết ra
  • Trẻ khó mở miệng, khó nói chuyện, khó ăn uống đồng thời miệng dễ bị chảy máu và hay đau rát sưng tấy
  • Ngoài ra có thể xuất hiện triệu chứng nổi hạch dưới hàm
Một dạng viêm da liên cầu
Một dạng viêm da liên cầu

Dạng viêm quầng

Đây là một thể bệnh vô cùng nghiêm trọng có thể ăn sâu vào dưới lớp hạ bì của da gây tổn thương đến cấu trúc da khi không được phát hiện kịp thời. Viêm da dạng viêm quầng xảy ra do vi khuẩn có độc tố cao, xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và người già có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • bệnh nhân có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, triệu chứng ban đầu là sốt cao, phát ban, đôi khi co giật, sốc đồng thời rét run, nôn mửa, chóng mặt.
  • Có triệu chứng căng ở một số vùng da nhất định. Sang đến ngày thứ hai thì chúng trở nên đỏ và phù.
  • Vùng da xung quanh vết tổn thương thường có màu đỏ tươi như máu, sần sùi và cao hơn bề mặt da bình thường và rất đau khi chạm phải
  • Bệnh nhân sốt li bì có thể bị viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ, viêm khớp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm da liên cầu ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Hiện nay các chuyên gia và bác sĩ cho biết viêm da do liên cầu không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh khi kéo dài có thể là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh nguy hiểm khác xuất hiện như viêm màng màng não mủ, viêm nội tâm mạc, sốc, hoại tử dẫn đến tử vong, đặc biệt là viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh.

Khi bị viêm da liên cầu ở trẻ nhỏ thường có các triệu chứng khó chịu như bỏ ăn, quấy khóc liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng hấp thu của trẻ làm cho trẻ trở lên còi cọc chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời, nếu không biết cách điều trị và chăm sóc đúng quy định có thể dẫn đến nhiều hiện tượng nguy hiểm như nhiễm trùng ngoài da, viêm da, ung thư da.

Mặt khác các vết tổn thương trên da sẽ hình thành nên các vết sẹo thâm xấu xí gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể gây hoại tử da nếu bệnh kéo dài thành mãn tính. Chính vì vậy không ai được phép coi thường căn bệnh này, khi xuất hiện các triệu chứng điển hình hoặc nghi ngờ về bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm da do liên cầu

Viêm da do liên cầu là một căn bệnh truyền nhiễm. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và lây lan ở trẻ nhỏ các ông bố bà mẹ cần lưu ý các điểm sau:

Phòng tránh viêm da liên cầu
Phòng tránh viêm da liên cầu
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung đầy đủ các chất đồng thời đặc biệt là các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch sức đề kháng của trẻ
  • Chú ý nâng cao sức đề kháng và chăm sóc cẩn thận trẻ vào mùa nóng mùa mưa hay thời tiết ẩm cao
  • Khi có dấu hiệu viêm da tuyệt đối không cắt móng tay, không để da của trẻ bị trầy xước tổn thương
  • Chú ý và thường xuyên vệ sinh da trẻ đúng cách đặc biệt thời điểm khí hậu nóng ẩm bệnh có nguy cơ xuất hiện nhiều
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chăn gối với người bệnh, không tiếp xúc gần với người bệnh để tránh lây lan bệnh.
  • Vệ sinh môi trường sống, thường xuyên giặt giũ chăn màn quần áo, lau chùi nhà cửa, giữ cho không gian xung quanh trẻ luôn thoáng mát sạch sẽ để tránh vi khuẩn thú vị và phát triển.

Viêm da do liên cầu có lây không?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Theo các chuyên gia da liễu. bệnh viêm da do liên cầu có thể lây lan thậm chí dễ dàng bùng phát thành dịch ở thời điểm khí hậu nóng, vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường hay độ ẩm cao.

Căn bệnh này dễ dàng lây lan khi sử dụng các đồ dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân đồng thời tiếp xúc gần với người bệnh, tiếp xúc qua da. Đối tượng mắc bệnh đa số là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Nơi dễ bùng phát thành dịch là khu vực đông dân cư, khu tập thể, nhà trẻ trường học do đó đó những ai có con nhỏ cần cảnh giác, cẩn thận, phải trang bị đầy đủ kiến thức về phòng bệnh và chữa trị căn bệnh này.

Hướng dẫn cách điều trị viêm da do liên cầu khuẩn

Hiện nay điều trị viêm da do liên cầu khuẩn có nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh mà trẻ mắc phải. Khi xuất hiện bất cứ các triệu chứng bất thường nào phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Sau khi xác định được bệnh bác sĩ sẽ chỉ định ra một số phương hướng điều trị như sau

Điều trị viêm da dạng chốc lây

Điều trị viêm da liên cầu
Điều trị viêm da liên cầu
  • Nhóm thuốc được sử dụng cho trẻ bệnh này thường là thuốc sát khuẩn kháng sinh như Methylen 1% eosin 2% thuốc mỡ clorid 1% và một số loại thuốc uống khác nếu có viêm nhiễm
  • Đầu tiên bác sĩ sẽ dùng gạc chấm dung dịch sát khuẩn trên các vùng có các vết chốc lở bị vỡ.
  • Tiếp theo nếu các vết mụn có mủ nhưng chưa vỡ thì sẽ sử dụng kim đã sát trùng làm vỡ mủ ra, thấm mủ vào bông ngay để tránh lây lan cho các vùng da lân cận.
  • Sử dụng thuốc sắt khuẩn như Methylen, Clorid rửa các vết thương
  • Đối với các trường hợp xảy ra viêm nhiễm nặng sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường uống đồng thời tránh kỳ cọ vùng da tổn thương khi tắm và dùng riêng đồ cá nhân.

Điều trị viêm da vùng hăm kẽ

Thể bệnh này thường được điều trị bằng dung dịch sát khuẩn kết hợp với đó là vệ sinh da sạch sẽ và làm dịu các tổn thương cụ thể như sau:

  • Vệ sinh và rửa sạch vết thương tại chỗ bằng dung dịch thuốc tím 0,025%
  • Sử dụng dung dịch bạc nitrat 0,25% để chấm lên vết thương giúp kháng khuẩn ngoài da
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc mỡ bôi lên da và thay vào đó là sử dụng hồ nước để điều trị và vệ sinh
  • Thường xuyên thay tã lót, tắm rửa, cọ đồ dùng cho trẻ, khi thấy trẻ ra nhiều mồ hôi cần sử dụng các bộ quần áo khác

Điều trị dạng chốc loét

Bệnh có thể tiến triển nặng tạo thành các vết loét sâu nền rộng làm cho da trở nên tím tái. Cụ thể cần phải điều trị theo các bước sau đây:

  • Rửa sạch vết thương bằng dung dịch thuốc tím 0,025%
  • Sử dụng dung dịch bạc nitrat nồng độ khoảng 0,25 hoặc 0,5% chấm lên các vết thương để diệt khuẩn kháng khuẩn
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh và kháng sinh theo đường uống hoặc tiêm đối với trẻ
  • Lấy băng băng kín vết thương lại để bao phủ bảo vệ da tránh các tổn thương và vi khuẩn bên ngoài xâm nhập
  • Để quá trình điều trị và phục hồi có thể tiến triển nhanh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Điều trị dạng chốc mép

Thể bệnh này thường được điều trị tại chỗ bằng các cách giảm triệu chứng và bảo vệ da ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Ngay khi da trẻ xuất hiện các vết nổi mẩn đỏ lan rộng hoặc nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ có chỉ định như sau:

  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để làm dịu vết thương
  • Dùng dung dịch bạc nitrat 0,25% để kháng khuẩn ngoài da.
Chữa trị viêm da liên cầu
Chữa trị viêm da liên cầu

Xem thêm: Miếng dán mụn là gì? Cách sử dụng để dán mụn cóc, mụn viêm, mụn đầu đen

Điều trị dạng viêm quầng

Đây là một thể bệnh nặng của viêm da do liên cầu, nếu xuất hiện biến chứng thì tỷ lệ tử vong khá cao lên đến 50%. Do đó khi trẻ xuất hiện một trong số các triệu chứng như sốt, đau, khó thở thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể:

  • Sử dụng kháng sinh mạnh ngay từ đầu phối hợp với đó là các thuốc làm dịu vết thương, an thần, giảm đau điều trị triệu chứng
  • Bổ sung nhanh chóng vitamin để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ
  • Kết hợp với đó là điều trị các biến chứng giống với nhiễm khuẩn huyết, áp xe dưới da và viêm cầu thận cấp.

Điều trị bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị kháng sinh kết hợp với chữa viêm da liên cầu còn có một số mẹo dân gian chữa trị tại nhà như sau:

  • Chườm đá lạnh: đây là một biện pháp rất đơn giản được nhiều người sử dụng dùng để làm dịu các vùng da tổn thương. Mọi người chỉ cần lấy đá trong tủ lạnh bọc trong một chiếc khăn hoặc túi chườm chuyên dụng rồi chườm trực tiếp lên vùng da tổn thương.
  • Vệ sinh da bằng nước chè xanh: sử dụng lá chè xanh tươi hãm với nước sôi để điều trị làm sạch vùng da bị tổn thương do liên cầu, thực hiện từ 2 đến 3 lần trong một ngày
  • Trị viêm da liên cầu bằng rau sam: lấy một bó rau sam lớn đun với nước rồi rồi đợi nước bay hơi đặc quánh thành cao cho vào trong một hũ thủy tinh, để vào tủ lạnh, mỗi lần lấy một ít thoa đều lên vùng da bị tổn thương.

Xem thêm: [Chia sẻ] Top 10+ công thức làm son handmade “đỉnh” nhất dành cho các chị em

Tài liệu tham khảo:

Perianal Streptococcal Dermatitis. Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430685/