Da được coi là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và khói bụi. Khi da bị tổn thương thường khiến cơ thể bị suy yếu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các tổ chức bên trong gây bệnh. Viêm da mủ hay còn gọi là viêm da nhiễm khuẩn là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bài viết dưới đây, Tấm gương sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.
Viêm da nhiễm khuẩn (viêm da mủ) là gì?
Viêm da mủ là một tình trạng bệnh lý da liễu xuất hiện ở nhiều mùa khác nhau, tập trung ở nhiều vùng da, đặc biệt là vùng da có nhiều lông và tiết nhiều mồ hôi, nhiều lỗ chân lông và tuyến tiết mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh.
Theo Bác sĩ Tạ Quốc Hưng – giảng viên Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết: viêm da mủ còn có tên gọi khác là viêm da nhiễm khuẩn, đây là một loại bệnh có thể xảy ra quanh năm, gặp nhiều nhất vào mùa hè, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Viêm da mủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu vàng và liên cầu gây ra. Bệnh xuất hiện ở nhiều nhóm người khác nhau, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, gây suy giảm miễn dịch hoặc người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh mà các thể của viêm da mủ cũng có biểu hiện khác nhau, cũng như có các loại thuốc điều trị đặc hiệu riêng. Người mắc bệnh viêm da mủ nếu được điều trị sớm chẩn đoán kịp thời thì chỉ khoảng một tuần những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng hồi phục, bong vảy khô và bệnh nhân sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Tuy nhiên đối với viêm da mủ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người có sức đề kháng kém, có tiền sử bệnh lý đi kèm thì cần phải cẩn trọng. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ là 50% nếu xuất hiện biến chứng.
Hình ảnh viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) ở người lớn, trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) ở người lớn
Hình ảnh viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây nên viêm da nhiễm khuẩn
Viêm da nhiễm khuẩn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất là do hai loại vi khuẩn: tụ cầu vàng và liên cầu.
Do da là đất ruộng màu mỡ của các loại vi khuẩn này. Ở điều kiện bình thường, chúng không gây hại cho da, nhưng khi có điều kiện thuận lợi như cơ thể bị suy giảm miễn dịch, vệ sinh da kém, môi trường nóng bức, da tiết nhiều bã nhờn, mồ hôi,.. tay ngứa ngáy, chấn thương hoặc có các bệnh lý đi kèm thì các vi khuẩn này sẽ được tăng sinh và tiết nhiều độc tính, gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da dẫn đến viêm da mủ.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da mụn như:
- Môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều khí độc, bụi bẩn, vi khuẩn có hại,…
- Vệ sinh da kém: do da luôn bài tiết mồ hôi và bã nhờn quanh lỗ chân lông nên khi không vệ sinh đúng cách, thì chúng sẽ đọng lại gây bít tắc lỗ chân lông, kết hợp với các yếu tố bên ngoài làm suy giảm sức đề kháng của da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương,…
- Cơ thể bị suy giảm miễn dịch.
- Rối loạn hóc môn.
Các loại viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn)
Dựa vào hai nguyên nhân chính gây ra viêm da mà hiện nay bệnh này được chia làm hai loại: viêm da mủ do tụ cầu khuẩn và viêm da do liên cầu khuẩn.
Viêm da mủ liên cầu (viêm da nhiễm khuẩn liên cầu)
Da tồn tại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong đó liên cầu cũng là một loại vô cùng điển hình, chúng tập trung nhiều ở vùng da có nhiều lông, tuyến bã nhờn và tuyến tiết mồ hôi hoạt động mạnh, đặc biệt là khi da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi. Người dân sống ở vùng lũ lụt, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm nặng thì rất hay tạo điều kiện thuận lợi cho liên cầu phát triển, gây viêm da.
Viêm da do liên cầu có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau như:
Chốc
Căn bệnh này thường là sự phối hợp của liên cầu và tụ cầu, gây bệnh chủ yếu ở trẻ em. Liên cầu gây chốc ở đầu, cổ, mặt, tứ chi,… sau đó lan rộng ra các vùng da khác nên còn có tên gọi cụ thể là chốc lây.
Liên cầu gây tổn thương hình thành từ một bọng nước tròn, nhỏ và xung quanh là quầng viêm đỏ. Ban đầu nước không màu, sau đục lại tạo thành mủ. Thời gian xuất hiện mụn nước và bọng mủ rất ngắn, rồi chúng đóng thành lớp vảy vàng và dưới lớp vảy này là một làn da nông, màu đỏ, căng cứng,…
Chốc ở đầu: loại viêm da này chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, mụn thường đỏ, ở đầu gây bết dính tóc, khi khô xuất hiện vảy vàng nâu, có bọt nước và mủ.
Chốc có thể lan ra khắp toàn thân, kèm theo sốt với các biến chứng như thấp tim và viêm cầu thận cấp, gây phù nề toàn thân, phù nề đáy mắt….
Chốc loét
Loại bệnh này thường có tổn thương ăn sâu đến hạ bì, trung bì, xuất hiện nhiều ở chân, nhất là vùng có nhiều tĩnh mạch giãn, bệnh thường gặp ở những người thiếu dinh dưỡng, có điều kiện vệ sinh thấp kém, bị bệnh đái tháo đường hoặc nghiện rượu,…
Chốc loét có biểu hiện ban đầu là các vết loét, sưng, xung quanh rơm rớm mủ, vảy có màu vàng sẫm hoặc nâu đen, mụn chứa nhiều nước dễ vỡ, gây đau.
Nếu tình trạng này diễn biến nặng có thể thành các tổ chức ăn sâu có hình bầu dục, tấn công vào các tổ chức da xung quanh, gây xơ cứng, diễn biến dai dẳng,…
Hăm kẽ
Loại bệnh này gặp nhiều nhất ở trẻ em thừa cân hoặc người béo phì, tiết nhiều mồ hôi. Chúng xuất hiện các tổn thương ở nếp kẽ, nếp gấp ở da, kẽ mông, hoặc các nếp ngấn da. Các nếp hăm kẽ có màu đỏ, rơm rớm dịch, có viền da mỏng bao quanh, chảy nước, chảy mủ gây đau rát.
Chốc mép là tình trạng bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em, hai kẽ môi bị nứt, rớm máu, dịch đóng vảy vàng, gây đau rát, cản trở, gây khó chịu khi ăn uống. Căn bệnh này có thể lây qua người này sang người khác, bằng con đường tiếp xúc trực tiếp, ăn uống, dùng chung khăn mặt, đồ dùng vệ sinh,…
Viêm quầng
Đây là một căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do một chủng vi khuẩn thuộc họ liên cầu, có độc tố cao. Căn bệnh này có thể gây tử vong mặc dù đã được điều trị tại bệnh viện, đặc biệt chúng gây biến chứng rất nặng ở trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, người già và các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý lâu năm.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày.
Khởi phát bằng các triệu chứng sốt cao li bì, co giật, đau đầu, sốt và rét run, buồn nôn, chóng mặt. Da tại vùng bị tổn thương thường có các vết nhăn nông, sau ngày thứ hai sẽ có màu đỏ, phù và bóng. Đám viêm quầng có màu đỏ tươi, đường kính khoảng vài chục centimet, lồi trên mặt da, có ranh giới rõ ràng, bờ nhô cao, chạm vào rất đau.
Triệu chứng điển hình là bệnh nhân sốt cao li bì, có hạch xuất hiện ở vị trí tổn thương và gây đau. Các biến chứng thường gặp là viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm màng não mủ. Tỷ lệ tử vong khi có biến chứng viêm da mủ ở trẻ em là 50%.
XEM THÊM: Hình ảnh viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) ở trẻ sơ sinh
Viêm da mủ tụ cầu (viêm da nhiễm khuẩn tụ cầu)
Tụ cầu vàng là một loại vi sinh vật ký sinh ở da, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây nên những tổn thương mưng mủ trên da, chúng thường tập trung ở lỗ chân lông, có các thể bệnh chính như sau:
Viêm nang lông nông
Đây là tình trạng viêm xuất hiện tại vị trí gần bề mặt da, thường ở đầu lỗ chân lông. Ban đầu lỗ chân lông chỉ xuất hiện triệu chứng hơi sưng, nóng, cùng với đó là cảm giác đau. Sau đó mủ xuất hiện ở mụn nhiều hơn, xung quanh lỗ chân lông có các vết thâm sạm, vài ngày sau mụn khô, bóc vảy và không để lại sẹo.
Tuy nhiên, để tình trạng diễn biến tốt hơn và tránh hiện tượng xấu nhất có thể xảy ra, bệnh nhân nên sử dụng cồn Iốt 1 đến 3%, kết hợp với xanh Methylen 5% để bôi ngoài da mụn, giúp mụn nhanh chóng khô và liền.
Viêm nang lông sâu
Biểu hiện của bệnh là ban đầu xuất hiện mụn sưng tấy, thường tập trung thành đám, xuất hiện quanh lỗ chân lông, các mụn chứa nhiều mủ. Các loại mụn này có thể mọc rải rác hoặc tập trung với nhau thành từng cụm có màu đỏ khá cứng, gồ ghề và nặn ra nhiều mủ.
Viêm nang lông sâu xuất hiện nhiều nhất và thường xuyên ở các vùng như cằm, nách, đầu…, những nơi có nhiều lông tóc và lỗ chân lông sâu. Căn bệnh này rất hay tái phát, tiến triển dai dẳng, mạn tính thành vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn, rất khó điều trị dứt điểm.
Đinh nhọt
Đinh nhọt cũng là một thể tương tự với viêm nang lông trên da, xuất hiện các mụn mủ to, mọc nhiều mụn mủ, thường kèm theo sốt, hạch bạch huyết lân cận thường sưng và đau.
Mụn nhọt thường xuyên xuất hiện ở tai và vành tai nên có tên gọi trong dân gian là đằng đằng. Loại mụn này nếu mọc ở miệng rất dễ hình thành đinh râu gây tắc nghẽn mạch máu, viêm nhiễm, nhiễm khuẩn huyết,… vô cùng nguy hiểm.
Nhọt ổ gà
Nhọt ổ gà cũng là một thể điển hình của viêm nang lông, thường đi kèm với biểu hiện là viêm nhiễm tuyến tiết mồ hôi và bã nhờn, tạo thành một túi mủ nằm sâu bên trong da, lấn sâu vào đến tầng hạ bì, thường nổi thành cục, xuất hiện nhiều ở vùng nách.
Ban đầu mụn rất cứng, sau mềm dần. Trong một vùng da nách, nhọt ổ gà có thể mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám. Loại bệnh này thường hay kéo dài dai dẳng, rất hay tái phát, đặc biệt là vào mùa hè- khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Các vị trí trên cơ thể thường bị viêm da nhiễm khuẩn (viêm da mủ)
Viêm da nhiễm khuẩn xuất hiện nhiều nhất ở những vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, có nhiều nếp gấp và có nhiều lông lỗ chân lông giãn nở, do vậy các vị trí thường gây viêm da mủ nhiều nhất là:
- Viêm da mủ ở đầu: đầu là nơi có nhiều nang tóc, một dạng lỗ chân lông đặc biệt, rất lớn và sâu nên tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển. Mụn mủ thường tập trung nhiều quanh lỗ chân lông, sau khi vỡ sinh mủ gây bết dính tóc và gàu, gây ngứa.
- Viêm da mủ ở chân: khi bàn chân thường xuyên cọ xát, tiếp xúc nhiều với giày dép, tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra viêm da mủ.
- Viêm da mủ ở mặt: da mặt là vùng da nhạy cảm nhất, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, đồng thời đây cũng là vùng da rất mỏng, dễ bị kích ứng, dẫn đến viêm.
- Viêm da mủ ở lưng: các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh trên vùng lưng cùng với lỗ chân lông tích tụ nhiều bã nhờn, tạo điều kiện cho liên cầu và tụ cầu phát triển, gây viêm nhiễm.
Dấu hiệu, triệu chứng của viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn)
Hai loại vi khuẩn chính dẫn đến viêm da mủ là tụ cầu vàng và liên cầu. Chúng thường là nguyên nhân gây ra các tổn thương tại lỗ chân lông trên da.
Triệu chứng hay gặp nhất là có nhiều mụn mủ, sưng đỏ, nổi gồ ghề trên bề mặt da, bên trong có chứa rất nhiều mủ vàng và máu. Các nốt mụn có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ngoại trừ vùng da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Tùy theo thể bệnh, vị trí mà có những triệu chứng cụ thể khác nhau:
- Viêm nang lông do tụ cầu vàng: biểu hiện đặc trưng là lỗ chân lông sưng đỏ, mụn mủ xuất hiện nhỏ, xung quanh mụn có các quầng viêm tím tái, đau nhức, khi khô đóng vảy và có thể để lại sẹo.
- Viêm nang lông sâu do tụ cầu khuẩn: căn bệnh này có biểu hiện khởi phát là những mụn mủ nằm xung quanh lỗ chân lông, sau đó lan rộng và mọc sâu hơn, gây ra những dải mụn mủ sưng, cứng, có nhiều mủ.
- Đinh nhọt: ban đầu có dạng mẩn đỏ, sờ vào thấy cục cứng, không chứa mủ, sau dần viêm nhiễm nặng hơn, hình thành mủ, mủ vỡ ra, lộ ra rất nhiều dịch đặc, màu vàng, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nổi hạch xung quanh, khu vực viêm có thể gây viêm nhiễm toàn bộ nang lông, lan rộng ra các vùng da khác, gây hoại tử da.
- Nhọt ổ gà: có các triệu chứng ban đầu là nổi mẩn đỏ, cứng, sau một vài ngày chúng diễn biến nặng hơn, mềm và vỡ ra chảy nhiều mủ.
- Bệnh chốc lây do liên cầu: biểu hiện chủ yếu là các mọng nước hình tròn, có quầng viêm đỏ xung quanh, bên trong có dịch đục, mủ màu vàng, khô lại đóng vảy, dưới lớp vảy là một lớp trợt nông, đỏ.
- Chốc loét: ban đầu xuất hiện các mụn nước, vết phỏng chứa nhiều mủ, sau đó mủ vỡ ra, khô lại, đóng vai, nặng có thể tạo thành các vết cắt sâu, hình bầu dục, khiến da bị cứng, căng,…
- Chốc mép: mụn mủ xuất hiện ở miệng, 2 bên kẽ môi gây đau nhức, khó chịu, ăn uống khó khăn, nặng có thể gây viêm, sốt nhẹ, sưng tấy, nổi hạch.
- Viêm quầng: xuất hiện chủ yếu ở da bụng, đầu chân, chúng có thể kèm theo các biến chứng nặng như áp – xe da, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ…
Viêm da mủ hoại thư có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm da mủ là một tình trạng bệnh lý về da phổ biến, gây ra những tổn thương trên da, bệnh thường không đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên những tổn thương da loại này vẫn kèm theo nhiều biến chứng nặng như:
- Viêm cầu thận cấp: là biến chứng xảy ra do da bị nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.
- Nhiễm trùng huyết: vi khuẩn xâm nhập qua các vết trầy xước, vết rách trên da, theo tuần hoàn máu sinh độc tố gây ra nhiều bệnh lý về tim mạch, hô hấp,… Đây là một thể bệnh rất nguy hiểm.
- Viêm não: vi khuẩn phát triển nhanh, lan rộng, xâm nhập theo đường máu, qua hàng rào máu não lên não, tấn công vào nơron thần kinh, gây rối loạn hoạt động của não, xuất huyết tổn thương màng não,…
Phần lớn các trường hợp viêm da do nhiễm khuẩn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khi còn được mức độ nhẹ thường sau 7 ngày điều trị, tổn thương sẽ nhanh chóng hồi phục, da khô lại, tróc vảy và không để lại sẹo.
Tuy nhiên đối với đối tượng là bệnh nhân cao tuổi, người có bệnh lý nền, trẻ sơ sinh cần hết sức lưu ý và thận trọng bởi thường hay có biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao.
Bị viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) cần kiêng gì, ăn gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng diễn biến và hồi phục của bệnh. Để hạn chế các biến chứng nặng hơn, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần lưu ý trong ăn uống như sau:
- Bệnh nhân cần tăng cường bổ sung rau củ, quả để cung cấp đủ vitamin, chất xơ, chất khoáng,..
- Ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3 như ngũ cốc, cá,… để phòng ngừa nhiễm trùng.
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da, tăng cường quá trình thải độc và cung cấp đủ nước cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân tránh ăn thực phẩm cay nóng, ăn nhiều muối, ăn mặn, ăn các loại thực phẩm dễ bị dị ứng như hải sản, sữa, uống đồ có cồn hoặc nước ngọt có ga, chất kích thích.
Cách phòng ngừa viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn)
Để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:
- Vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên tắm bằng nước sạch.
- Tránh cào, gãi làm tổn thương, trầy xước da, khiến cho mụn và vết thương tiến triển nặng hơn gây viêm nhiễm da, các vùng da xung quanh.
- Không sử dụng các chất có cồn, có độ tẩy rửa cao làm mất cân bằng, bào mòn, khiến da suy yếu.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
- Ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm, không thức khuya, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao.
XEM THÊM: Top 10 cách phòng ngừa và điều trị mụn nước hiệu quả “thần kỳ”
Các cách điều trị viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) phổ biến hiện nay
Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh viêm da mủ nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì sau 5 đến 7 ngày là hồi phục, bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn, bong vẩy và không để lại sẹo.
Chính vì vậy khi thấy có bất cứ thích triệu chứng của viêm da mủ, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng.
Thông thường khi điều trị viêm da mủ theo Tây y thường kết hợp các thuốc chống nhiễm khuẩn ngoài da và thuốc kháng sinh đường uống, cùng với đó là phải giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý, dùng gạc đắp phủ toàn thân, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bổ sung đủ Vitamin A, B1, C và nên theo dõi chặt chẽ các thay đổi trong cơ thể.
Hướng dẫn điều trị viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) an toàn tại nhà
Đối với trường hợp viêm da mủ còn nhẹ, mụn chưa xuất hiện mủ thì có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà dưới đây:
- Điều trị viêm da mủ bằng nghệ và mật ong: trong nghệ có hợp chất Curcumin có tính kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa hình thành thâm sẹo rất hiệu quả nên được ứng dụng rất tốt trong điều trị viêm da có mụn mủ sưng. Bên cạnh đó, mật ong có công dụng hỗ trợ làm lành, tái cấu trúc da, giúp phục hồi và làm ẩm da, khiến cho vùng da bị tổn thương nhanh chóng mềm lại, kết hợp mật ong với nghệ đắp lên da khoảng 20 phút để điều trị.
- Chữa viêm da mủ bằng tỏi tươi: trong củ tỏi chứa Allicin và Diallyl Ajoene hoạt động như một loại kháng sinh giúp diệt khuẩn, ngừa viêm vô cùng tốt. Sử dụng tỏi tươi thái lát đắp trực tiếp trên da hoặc giã nát lấy nước cốt thoa lên các vết mụn mủ để ngăn ngừa hình thành mụn viêm mới, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Điều trị viêm da mủ bằng lá bạc hà: trong lá bạc hà có nhiều hoạt chất có tính sát khuẩn cao. Đặc biệt acid Salicylic có trong lá bạc hà có công dụng kháng viêm rất tốt. Kết hợp lá bạc hà xay nhuyễn với dưa chuột và đắp lên vùng da bị mụn khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
XEM THÊM: [Hướng dẫn] Top 10+ cách trị mụn đỏ không nhân hiệu quả “thần kỳ” tại nhà
Một số loại thuốc điều trị viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn phổ biến hiện nay)
Điều trị viêm da mủ bằng thuốc Tây y
Thường được dùng để điều trị cho trường hợp nặng như viêm da mụn mủ dưới lớp sừng. Thông thường khi điều trị bằng thuốc tây y, bệnh nhân thường phải kết hợp cả đường uống và thuốc trị viêm da mủ bôi ngoài da.
Các bác sĩ sẽ thường chỉ định một số loại thuốc như sau:
- Thuốc sát khuẩn tại chỗ: bao gồm các loại như thuốc tím, nước muối sinh lý, cồn sát khuẩn có công dụng làm sạch vùng da tổn thương, giúp sát trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc thuốc bôi ngoài da như Cloroxit, Gentamicin, Bactroban,… Đây là những loại thuốc có tác dụng làm giảm nhiễm trùng trên da, đặc biệt là dùng cho các thể bệnh chốc lở, viêm nang lông, đinh nhọt,…
- Thuốc Corticoid: bao gồm các loại như Hydrocortison, Triamcinolone, Betamethasone,… có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng kích ứng trên da, giúp phục hồi da nhanh chóng.
- Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch bao gồm các loại như Acrolimus, Pimercrolimus,… giúp ngăn ngừa viêm nhiễm nhanh chóng.
- Kem làm mềm da: giúp cung cấp độ ẩm và nước cần thiết cho da, giúp làm mềm vùng da bị tổn thương, tăng cường khả năng miễn dịch cho da. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng kem dưỡng ẩm khi mụn mủ đã vỡ khô và đóng vảy, không nên sử dụng khi mụn vẫn còn đang chảy nhiều nước và đủ chất dịch vì có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương.
Thuốc Tây y có công dụng ngăn ngừa và điều trị triệu chứng nhanh chóng, tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này bệnh nhân cần phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự điều trị bằng thuốc tại nhà vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng sinh Corticoid có thể gây tác dụng phụ, khiến cho gan và thận tăng cường đào thải độc tố, dẫn tới làm giảm chức năng gan, thận, gây nhờn thuốc, phản ứng thuốc,…
Điều trị viêm da mủ bằng thuốc Đông y
Y học Cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc chữa viêm da mủ bằng sự kết hợp phân chia và các vị thuốc quý như ô rô, sinh địa, thục linh, mạch môn, thăng ma, tử thảo,… dựa trên tình trạng và diễn biến của mỗi bệnh nhân mà kê đơn thuốc của bác sĩ cũng khác nhau.